Bệnh lậu là
do sự tăng trưởng và phát triển của các vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Bệnh có
thể tồn tại trong mắt, trực tràng, miệng, dương vật, cổ họng, hoặc âm đạo. Điều
này có nghĩa rằng nó có thể được truyền.
+ Là một bệnh nhiễm
khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối phổ biến (chiếm 3-15%
trong tổng số các bệnh LTQ ĐTD), căn nguyên do vi khuẩn Neisseria
gonorrhoeae, triệu chứng lậu cấp điển hình là đái buốt, đái ra mủ, nhưng
phần lớn lại găp là lậu mạn tính với các triệu chứng không điển hình,
bệnh có thể để lại nhiều biến chứng cho bệnh nhân.
+ Vi khuẩn lậu bắt
màu gram (-), nằm trong tế bào bạch cầu đa nhân, đứng từng đôi một, khi
lậu cấp tính thường có hình ảnh rõ, khi lậu mạn thường phải nuôi cấy
để chẩn đoán xác định (nuôi cấy trong môi trường thạch máu có CO2), dùng
hình ảnh đại thể và phân lập trên môi trường đường để xác định vi
khuẩn lậu.
+ Một vài yếu tố
dịch tễ: Tuổi của bệnh nhân: gặp ở mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến người
cao tuổi, nhưng thông thường lứa tuổi trẻ hoạt động tình dục mạnh,
nam và nữ đều có thể bị bệnh, ở nữ giới tỷ lệ bệnh lậu không có
triệu chứng nhiều hơn nam. Người bệnh là nguồn duy nhất của bệnh lậu
(lây truyền qua hoạt động tình dục đồng giới hoặc khác giới, lây từ
mẹ sang con trong giai đoạn chuyển dạ và đẻ).
Sức đề kháng vi
khuẩn lậu kém, ra môi trường ngoài cơ thể và các thuốc sát trùng thông thường
đều diệt được.
+ Cơ chế bệnh sinh:
sau khi quan hệ với bạn tình có bệnh, vi khuẩn lậu có sức bám dính vào
màng tế bào biểu mô trụ của đường tiết niệu sinh dục người lành, nên
việc nhiễm bệnh xảy ra rất nhanh ngay sau khi quan hệ tình dục.
+ Tình hình kháng
kháng sinh của vi khuẩn lậu: cho đến nay các kháng sinh sau đây còn có tác
dụng (xếp theo giảm dần). Ceftriaxone, Spectinomycine, Erythromycin,
Ciprofloxacin.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét